Một tuần đào đất, vét suối xử lý ô nhiễm dầu
Đoạn khe núi bị đổ trộm dầu thải đã được vét sâu xuống hơn 3 mét để loại bỏ triệt để chất gây ô nhiễm nguồn nước.Ngày 24/10, tổ xử lý hiện trường của trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam tiếp tục cho hút bùn trên kênh dẫn nước sạch sông Đà để loại bỏ dầu bám dính. Trước đó, họ đã triển khai múc bùn đất từ khe núi, lòng suối Trầm, suối Bằng về đến kênh dẫn vào nhà máy nước. Ông Phạm Văn Sơn - Giám đốc Trung tâm ứng phó sự cố môi trường Việt Nam (Trung tâm) cho hay, hơn một tuần trước, ông nhận được điện thoại từ lãnh đạo Công ty nước sạch sông Đà đề nghị tham gia xử lý sự cố dầu thải. Ông Sơn cùng một nhóm cán bộ của Trung tâm lên đầu nguồn khảo sát và nhận định dầu thải đã bị khuếch tán ra môi trường, ngấm sâu vào đất, bám dính vào bùn cát dưới suối. "Vớt váng dầu, cây cỏ hai bên bờ suối chỉ xử lý được bề mặt. Việc đổ cát lên để át mùi dầu như Công ty nước sạch sông Đà đã làm càng khiến cho tình hình tồi tệ thêm", ông Sơn nói.
Sáng 17/10, tổ xử lý 15 người của Trung tâm cùng trang thiết bị lên đến hiện trường. Trưa cùng ngày, sau khi kết thúc cuộc họp của nhà máy với cơ quan chức năng, phương án xử lý do Trung tâm đề ra được chấp thuận. Những tấm màng ngăn dầu dài 12 m được lắp tại suối Bằng; màng rộng 30 mét được căng ngang dòng kênh dẫn nước về nhà máy. Hai mươi mốt tấm lọc nằm cách nhau hơn 100 mét tạo thành những lớp phòng thủ, lần lượt ngăn váng dầu nhiễm trong đất đá, cỏ cây xuôi vào nguồn nước. Mỗi ngày, tổ xử lý lại căng thêm vài tấm với tổng cộng đến nay là hơn 50 màng lọc từ kênh dẫn lên tận đầu nguồn các suối. Một tuần qua, một số màng lọc bị thấm đẫm váng dầu đã được thay thế. Nhưng lắp màng ngăn mới chỉ là bước "ứng phó khẩn cấp". Để xử lý triệt để, Trung tâm đề xuất với công ty nước sạch sông Đà nạo vét toàn bộ lớp đất ở khe suối bị đổ trộm dầu; hút lớp bùn, phù sa lắng từ suối Trầm về đến kênh dẫn nước, tập trung vào một nơi để xử lý. Múc đến đâu, các chuyên viên phun chất thấm và phân hủy sinh học dầu đến đấy.
"Dầu có thể đã bám dính vào các hạt cát, phù sa lắng đọng xuống dưới. Không còn cách nào khác là cho nạo vét toàn bộ. Đoạn khe núi bị đổ trộm dầu đã vét sâu xuống tới hơn 3 mét", ông Sơn nói. Hôm nay 25/10, tổ xử lý tiếp tục hút bùn của kênh dẫn nước vào nhà máy và dự kiến 7 ngày tới mới xong. Ban đầu, công nhân dùng máy xúc loại nhỏ, nhưng tốc độ chậm nên chuyển sang dùng loại máy xúc cỡ lớn múc từng gàu, mỗi gàu khoảng một m3. Công nhân đào 2 cái ao tạm, lót bạt chống thấm dưới đáy ao. Bùn cát, phù sa có dầu bám dính được đưa qua màng lọc thành bùn khô, tập kết về hai ao tạm. Chờ kết luận của cơ quan điều tra, số bùn đất này sẽ được xử lý bằng chế phẩm sinh học. "Nếu để cho dầu thải ngấm vào đất, không xử lý thì ô nhiễm có thể kéo dài cả thế kỷ chứ không phải tính bằng vài chục năm", ông Sơn nói về sự cố nhiễm dầu của nước sạch sông Đà. Trải qua nhiều lần xử lý sự cố, ông thấy xăng là loại vật liệu dễ bay hơi, nhưng khi đã ngấm vào đất thì 40 năm sau tìm ra vẫn thấy sặc sụa mùi; nếu để cho tự phân hủy thì không biết bao nhiêu lâu. Dầu thải còn lâu hơn vì chứa những hợp chất phức tạp.
Từ sự cố nước sạch nhiễm dầu, ông Phạm Văn Sơn cho rằng, các doanh nghiệp phải nhìn nhận nghiêm túc hơn trong phòng ngừa, ứng phó với những việc bất thường có thể xảy ra. Họ thường nghĩ rằng tỷ lệ xảy ra bất trắc rất thấp, nên xây dựng quy trình ứng phó kiểu đối phó; mua trang thiết bị làm hình thức; diễn tập "như diễn kịch". "Khi sự cố xảy ra thì tất cả đều lúng túng, thậm chí đưa ra hàng loạt quyết định sai lầm khiến sự cố càng ngày tồi tệ thêm", ông nói. Vụ việc gây chú ý từ ngày 10/10, khi người dân các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai... phát hiện nước sinh hoạt có mùi dầu hắc như dầu cháy. Trước đó, một chiếc xe tải chở dầu nhớt thải đã đổ trộm vào khe núi xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn (Hòa Bình). Mưa to làm dầu lan vào kênh dẫn của Nhà máy nước sạch sông Đà. Cán bộ công ty phát hiện dầu thải từ sáng 9/10, nhưng không báo cơ quan chức năng. Ngày 11/10, đoàn kiểm tra liên ngành lấy mẫu nước xét nghiệm, dự kiến có kết quả sau 7 ngày. Nhưng chỉ 4 ngày sau, thành phố công bố nước bị nhiễm độc "chỉ nên dùng tắm giặt, không nấu ăn". Nước sạch bị ô nhiễm làm đảo lộn cuộc sống của 250.000 hộ dân Hà Nội. 15 ngày trôi qua, thành phố đã ba lần thông tin "mẫu nước kiểm tra đạt chuẩn" và công bố "nước sông Đà có thể ăn uống". Song nhiều cư dân chưa dám sử dụng nước này mà vẫn dùng nước bình đóng chai. >> Xem thêm: Một công việc cực hot thu nhập 100 triệu/tháng không yêu cầu bằng cấp! |

Bình luận của bạn !
Tin cùng chuyên mục
- Một công việc cực hot thu nhập 100 triệu/tháng không yêu cầu bằng cấp!(00.15am 21-01-2021)
- Gặp vua khỉ U50 ở miền Tây: 27 năm thích leo trèo, dù bị ong chích, kiến đốt đến phát sốt vẫn thấy bình thường(00.10am 21-01-2021)
- Thường xuyên cười nhạo bạn học dốt, nam sinh cấp 3 không ngờ mình bị theo về tận nhà, thoát chết ngoạn mục nhờ chi tiết khó tin(22.45pm 20-01-2021)
- Bắt 2 nhóm đối tượng thường xuyên trêu cảnh sát cơ động(22.45pm 20-01-2021)
- Du học sinh không được về nhà ăn Tết do dịch, vị phụ huynh làm hành động cực ấm lòng(21.25pm 20-01-2021)
- Màn rước dâu cực sang chảnh bằng máy bay của cặp đôi chú rể Hà Nội cô dâu Đà Nẵng, sốc hơn nữa là sự xuất hiện của dàn siêu xe trị giá hàng chục tỷ đồng!(21.20pm 20-01-2021)
- Xôn xao clip chú rể ở Hà Tĩnh lấy vợ khi mới... 15 tuổi và câu chuyện thật sự phía sau(21.15pm 20-01-2021)
- Tết Nguyên đán thưởng bằng phân nửa năm ngoái, hơn 1.000 công nhân ngừng việc tập thể(20.50pm 20-01-2021)
Tin mới về
- Lợi ích khi tập thể dục dưới trời lạnh
(2021-01-21 04:50:04)
- Loại cà phê mới này mang đến lợi ích sức khỏe quan trọng
(2021-01-21 04:50:05)
- Anh nông dân tay không đánh chết sói lớn
(2021-01-21 04:50:06)
- Trong khoảnh khắc cuối trước lúc rời khỏi Nhà Trắng, cựu Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump gây bất ngờ vì có hành động đặc biệt khác lạ với chồng (2021-01-21 02:55:03)
- Phát hiện con gái 3 tuổi có gần 30 vết kim đâm trên cơ thể, mẹ điên tiết gọi cô giáo thì nhận được lời giải thích hoang đường (2021-01-21 02:40:02)
- Hàng loạt video phản cảm, khoe thân nhạy cảm gắn mác single mom Việt tràn ngập YouTube (2021-01-21 01:50:02)
- Trà xanh là gì mà nửa đêm nay ai cũng nói? (2021-01-21 01:25:02)
- Giữa nghi vấn Sơn Tùng - Thiều Bảo Trâm chia tay, từ khóa Hải Tú tăng vọt với hơn 350% lượt tìm kiếm (2021-01-21 01:20:03)
- Tin nóng hổi trong drama trà xanh: Thiều Bảo Trâm đã dọn ra khỏi tổ ấm với Sơn Tùng M-TP? (2021-01-21 01:15:02)
- Dân mạng tràn vào trang cá nhân tấn công Hải Tú, group anti mọc ào ào trên Facebook (2021-01-21 01:15:03)
- Hải Tú gần đây liên tục bị soi đủ thứ hint với Sơn Tùng, đỉnh điểm là màn công khai mặc áo đôi? (2021-01-21 00:55:02)
- Điều gì tạo nên một chiếc camera chất lượng? Câu trả lời không phải là số megapixel (2021-01-21 00:55:04)
- Thanh Trần bất ngờ ám chỉ ai đó mặc cả áo bồ người ta, cố tình chụp ảnh để được khen có tướng phu thê (2021-01-21 00:50:03)
- Thiều Bảo Trâm liên tục có thái độ lạ khi đi sự kiện ngay trong ngày vướng nghi vấn chia tay Sơn Tùng (2021-01-21 00:45:02)
- Góc oái oăm: Cha Eun Woo phải tự tay kéo quần giúp Hwang In Yeop ở tập 11 True Beauty (2021-01-21 00:45:03)
- Ông Joe Biden tuyên thệ, chính thức trở thành Tổng thống Mỹ đời thứ 46 vào thời khắc khó khăn của lịch sử nước Mỹ (2021-01-21 00:35:02)
-
Nói không với quảng cáo trên nền tảng không phép
-
Nga mạnh tay hơn với các nền tảng trực tuyến
-
YouTube và hàng loạt dịch vụ của Google gặp sự cố tại Việt Nam
-
BTS, BLACKPINK lọt top Những ca khúc xuất sắc nhất năm 2020
-
Nghị định 126 - Hàng rào kỹ thuật để quản lý thuế
-
Smartphone trang bị chip Snapdragon 888 sẽ ra mắt vào đầu năm 2021
-
Video hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế lọt top 10 video nổi bật nhất YouTube Việt Nam 2020
-
Tổng cục Thuế: Sắp truy thu thuế các YouTuber