Giới trẻ sợ nhất điều gì khi nhắc đến Covid-19: Cách ly ở nhà? Học online? Thất nghiệp?
Nhiều người nghĩ GenZ vui vẻ khi được nghỉ học, nhưng đánh đổi cũng là bao cuộc vui bở lỡ và nỗi trăn trở về việc làm thêm, cha mẹ thất nghiệp hay ánh nhìn...Nếu hỏi một người trẻ xung quanh chúng ta về mức độ lo lắng của học trước dịch Covid-19, hẳn câu trả lời chung sẽ là: "Sợ lắm!". Ngoài nỗi lo trực tiếp liên quan đến vấn đề sức khỏe, thì không thể phủ nhận dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến bộ ba quan trọng của giới trẻ học tập - tình cảm - vui chơi. Chất lượng học giảm sút khi phải chuyển qua hình thức online và kiểm tra trên máy tính. Bạn bè hay người yêu cũng gặp ít đi, nếu nhớ nhung lắm thì cũng phải cách 2 mét hay nhìn nhau qua chiếc khẩu trang. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi nhanh với nhóm tác giả Hello GenZ về "nỗi lo lớn nhất của giới trẻ khi nhắc đến Covid-19", và đây là những chia sẻ thật lòng của các bạn ấy: Khi nhắc tới Covid-19, mình có 2 nỗi sợ. Thứ nhất, sợ bản thân thất nghiệp và sợ những người lao động (một lần nữa) mất việc làm. Mình vẫn còn khá may mắn khi đi làm mà không cần lo bữa cơm ngày mai thế nào. Nhưng với các cô chú ở tầng lớp lao động thì đứng ở tâm thế còn làm được hôm nào là may hôm đó. Nếu cách ly một lần nữa thì mình không tưởng tượng được, các cô chú sẽ phải xoay sở thế nào để sống? Thứ hai, là sợ bị "kỳ thị". Nhiễm Covid-19 và phải cách ly là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng mình nghĩ điều cùng mọi người sợ hơn cả là cảm giác bị kỳ thị và xa lánh sau khi đã được chữa khỏi. Cảm giác này sẽ khiến họ cảm thấy khó tái hòa nhập vì tâm lý số đông "thôi cứ đề phòng biết đâu...". ![]() Mình nghĩ ngoài sức khỏe, kinh tế cơ bản thì chắc là vấn đề tâm lý. Có 1 khoảng thời gian Covid-19 bùng phát ở Mỹ, khi đó mình phải ở trong trường thực hiện việc tự cách ly, quanh quẩn học online. Việc không được đi đâu nên nhiều lúc bản thân cảm thấy ngột ngạt, thiếu tiếp xúc với con người lại sinh ra suy nghĩ lung tung nhiều, lo sợ về cuộc sống… "Mấy tháng không việc làm nên không có thu nhập, mình phải quay lại xin tiền trợ cấp của bố mẹ" - Quỳnh Hương (21 tuổi, Học viện báo chí và Tuyên truyền)Đối với mình, việc sợ nhất có lẽ là thất nghiệp bởi đang đi làm thêm. Đợt dịch vừa rồi khiến nền kinh tế suy giảm, chỗ làm có chính sách cắt giảm nhân sự và mình là một trong số đó. Thất nghiệp mùa Covid-19 làm cuộc sống của mình khó khăn hơn. Khoảng 3-4 tháng không có việc làm khiến bản thân không có nguồn thu nhập nào, phải quay lại xin tiền trợ cấp từ bố mẹ và cân đối chi tiêu nhất có thể. "Sợ... cách ly, vì học online không đảm bảo hiệu quả" - Vân Trang (20 tuổi, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)Đối với mình thì việc sợ nhất là phải cách ly, suốt ngày ru rú ở nhà làm việc và học bài khiến tâm trạng bức bối kinh khủng, thiếu năng lượng. Học online cũng không hiệu quả, học được một chút lại buồn ngủ. Bên cạnh đó, sắp tới chúng mình còn 1 kỳ thực tập trước mắt. Nếu dịch Covid-19 quay lại thì không biết bao giờ mới hoàn thành chuyện học. ![]() Mình sợ nhất ảnh hưởng sức khỏe và tâm lý, sợ thất nghiệp. Mình là học sinh nên việc bị cách ly ở nhà thực sự bức bối, tiếp thu kiến thức cũng không hiệu quả. Với những người đi làm hay gia đình tự Kinh doanh buôn bán thì luôn phải đóng cửa, khó khăn tài chính. Rồi không có tiền trang trải lại tác động đến nhiều thứ khác như cảm xúc, tinh thần trong gia đình… Khi phụ huynh mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, người lớn tuổi và sức yếu lại khó điều trị. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến gia đình, con cái nhỏ không biết xoay sở thế nào, không có biện pháp phòng ngừa thì lại lây lan hơn. Bố mẹ mà bị bệnh thì thu nhập gia đình không biết trông chờ vào đâu nữa. "Dịch bệnh mình vẫn phải đi làm, sợ bản thân tiếp xúc với nhiều người, về nhà lại ảnh hưởng đến người thân" - Châu Phong (21 tuổi, Đại học Kinh tế - Luật)Tình hình hiện tại, mình vẫn phải tiếp tục đi làm, phải đi nhiều nơi nên không biết bản thân có tiếp xúc với ai, rồi lây cho gia đình hay không. Hơn nữa, dịch bệnh này khiến mình ngại ra đường, muốn tạo bầu không khí sôi động một chút nhưng sợ đến nơi đông người, nghĩ lại thôi. "Lo cho anh trai vì dịch mà cách ly thêm lần nữa, thu nhập lại giảm" - Minh Hằng (21 tuổi, Đại học Ngoại thương)Nếu dịch Covid-19 quay lại, gia đình thì cũng lo nhưng kinh tế lại không phải vấn đề lớn. Vì ba mẹ mình không ở thành phố, nguồn thu ổn định, và cũng đã chuẩn bị chút ít từ đợt dịch trước. Mình lo cho anh trai hơn vì lỡ thành phố có dịch hay cách ly lần nữa thì thu nhập giảm, bao nhiêu chi phí đè nặng. ![]() Hello GenZ - Chuyên đề ra đời nhằm mang đến những góc nhìn, quan điểm hay ho của chính người trẻ thế hệ GenZ. Các bạn sẽ được chia sẻ, tranh luận về những vấn đề cuộc sống, trường học, xã hội, tình yêu và cả sở thích. Tại đây, bạn sẽ thấy mình hiểu hơn thế giới quan màu sắc của người trẻ hiện đại. Các bạn trẻ GenZ muốn tham gia cộng tác có thể gửi bài về địa chỉ: [email protected] ![]() Theo Pháp luật & Bạn đọc >> Xem thêm: Hiệu quả của chương trình giáo dục phổ thông mới sau một học kỳ ra sao? Con gái của Táo Chí Trung: Thành tích học siêu đỉnh, nhan sắc được ví như Song Hye Kyo bản Việt |

Bình luận của bạn !
Tin cùng chuyên mục
- Hiệu quả của chương trình giáo dục phổ thông mới sau một học kỳ ra sao?(06.35am 27-01-2021)
- Con gái của Táo Chí Trung: Thành tích học siêu đỉnh, nhan sắc được ví như Song Hye Kyo bản Việt(02.40am 27-01-2021)
- Nữ sinh tốt nghiệp loại giỏi, GPA xuất sắc nhưng lại thất nghiệp: Đọc lý do mà dân tình thi nhau phẫn nộ giùm!(00.15am 27-01-2021)
- Nữ sinh bí mật về nhà sau 3 năm du học, nhìn xuống đôi bàn chân của mẹ mà ai cũng thấy nghẹn lòng(21.50pm 26-01-2021)
- Quiz: Muốn xem mình có cơ hội làm lập trình viên thu nhập 330 tỷ/năm như cô gái quận Cầu Giấy không, thử ngay bài test!(20.35pm 26-01-2021)
- Nghề sáng tạo phần mềm là gì mà cô gái thu nhập 330 tỉ đồng/năm?(19.55pm 26-01-2021)
- Nữ sinh tiểu học đã thích tô son, điểm phấn: Cha mẹ nên làm gì?(19.45pm 26-01-2021)
- Lại Văn Sâm tiết lộ tên của Đường Lên Đỉnh Olympia từng bị phản đối kịch liệt chỉ vì lý do này(19.40pm 26-01-2021)
Tin mới về
- Xúc tiến luận tội cựu Tổng thống Trump
(2021-01-27 07:25:03)
- Hầu hết thượng nghị sĩ Cộng hòa bỏ phiếu phản đối luận tội ông Trump
(2021-01-27 07:25:05)
- Microsoft thắng đậm
(2021-01-27 07:20:02)
- 'Quái vật ba đầu diệt tàu ngầm' VVA-14, loại vũ khí quái dị của Liên Xô (2021-01-27 07:15:04)
- Vừa lên top 1 Thịnh hành, Winx bản người đóng đã nổ ra tranh cãi vì nghi vấn thay đổi sắc tộc nhân vật (2021-01-27 07:10:06)
- Người dân Hà Nội ám ảnh bởi con mương ô nhiễm dài 3km: Có gia đình 3 thế hệ ngửi mùi nước cống, sống chung với chuột bọ (2021-01-27 07:10:04)
- Khi Kendall, Ariana, Selena và dàn mỹ nhân Hollywood chung trường: Ảnh kỷ yếu lồng lộn kèm phát ngôn chất, bảo sao gây bão MXH (2021-01-27 07:10:05)
- Hà Nội 18 độ C, mấy ngày Tết có thể sẽ rét hơn hôm nay một chút (2021-01-27 07:10:03)
- Tổng thống Nga Putin điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden (2021-01-27 07:05:03)
- Tin tức thời sự đặc biệt báo in ngày 27.1.2021 (2021-01-27 06:55:02)
- Reaction MV comeback của Erik, ViruSs khẳng định: Pop R&B thế này không ổn, bài hát không có độ viral (2021-01-27 06:40:06)
- Hủy diệt đối thủ 5-0, Man City chiếm ngôi đầu của MU (2021-01-27 06:35:03)
- Hiệu quả của chương trình giáo dục phổ thông mới sau một học kỳ ra sao? (2021-01-27 06:35:04)
- Kỳ thú Thủ Đức: Thủ Đức 3.500 năm trước có gì? (2021-01-27 06:30:03)
- Ca từ nhạc Việt: Đời thường, đừng tầm thường! (2021-01-27 06:30:05)
- Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân kinh doanh tiền lẻ trái phép (2021-01-27 06:25:06)
- Thêm thẻ nội địa, ngân hàng có lãng phí? (2021-01-27 06:25:05)
- Sự hoài nghi - kẻ ngáng đường chiến dịch tiêm chủng COVID-19 tại Pháp (2021-01-27 06:25:02)
- Chục tỉ USD bứt tốc giao thông: Ăn theo hạ tầng không phải chắc thắng (2021-01-27 06:25:04)
- Cách xem ảnh đại diện Instagram nét căng của người khác (2021-01-27 06:25:08)
-
BTV Thu Hương và dàn MC rạng rỡ tại lễ công bố Hệ sinh thái VTV Sức khỏe
-
Nói không với quảng cáo trên nền tảng không phép
-
Nga mạnh tay hơn với các nền tảng trực tuyến
-
YouTube và hàng loạt dịch vụ của Google gặp sự cố tại Việt Nam
-
BTS, BLACKPINK lọt top Những ca khúc xuất sắc nhất năm 2020
-
Nghị định 126 - Hàng rào kỹ thuật để quản lý thuế
-
Smartphone trang bị chip Snapdragon 888 sẽ ra mắt vào đầu năm 2021
-
Video hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế lọt top 10 video nổi bật nhất YouTube Việt Nam 2020