Đại chiến với liên quân phương Tây ở Crimea khiến Nga mất 40 vạn quân
Thất bại trong cuộc chiến Crimea được coi là “nỗi nhục” khó quên của nước Nga, làm thay đổi hoàn toàn vị thế của đế quốc Nga trên trường quốc tế.
Đại chiến Crimea chứng kiến thất bại "muối mặt" của Nga. Cuộc chiến tr Anh Crimea (1853-1856) mở đầu với việc đế quốc Nga tuyên chiến với một đối thủ yếu hơn, nhưng đến cuối cùng, đế quốc Nga lại thất bại bởi một liên minh các cường quốc. Theo Hiệp ước Paris (1856) sau cuộc chiến, Nga không mất nhiều phần lãnh thổ nhưng mất quyền thành lập Hạm đội Biển Đen. Nga từ bỏ quyền bảo vệ người Công giáo khỏi đế quốc Ottoman. Tầm ảnh hưởng với các nước láng giềng như Moldavia, Wallachia and Serbia cũng suy giảm. Nhìn chung, cuộc chiến Crimea khiến vị thế trên trường Quốc tế của Nga bị tổn hại. Đế quốc Nga gặp rắc rối lớn về tài chính. Những khoản nợ chiến tranh khổng lồ dẫn đến sự suy thoái của đồng rúp. Tỷ giá chỉ tạm thời ổn định khi Sa hoàng Nga áp dụng mức quy đổi ra vàng vào năm 1897. Tranh giành quyền lực Crimea là bán đảo nằm nhô ra Biển Đen. Vẻ đẹp tự nhiên, vị trí địa lý thuận lợi biến Crimea trở thành điểm nóng xung đột trong nhiều thế kỷ qua. Năm 1853, Nga Hoàng Nicholas I thấy đế quốc Ottoman suy yếu liền tranh thủ cơ hội chiếm Moldavia và Walachia (Moldova và Romania ngày nay) trên sông Danube mà người Thổ kiểm soát. Điều này đã đụng chạm đến quyền lợi của Áo - quốc gia muốn đảm bảo thông thương trên sông Danube - và khiến Anh, Pháp phản ứng. Lý do là bởi Sultan của Ottoman là Abdul Mejid I theo Pháp, công nhận Pháp và Giáo hội Công giáo La Mã có quyền lực cao nhất. Các nước phương Tây lo ngại rằng sự thống trị của Nga trên khu vực biển Đen sẽ đe dọa các tuyến đường thương mại của họ đến Ấn Độ thông qua Ai Cập và Địa Trung Hải.
Quân Pháp trong chiến dịch bao vây Sevastopol năm 1855. Sang năm 1854, 1 triệu liên quân Anh, Pháp, Áo, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp đánh Nga - vốn có Bulgaria và Serbia cùng theo Chính Thống giáo trợ giúp, với số quân cả thảy khoảng 700 nghìn. Các xung đột diễn ra ở nhiều vùng tại Nam Âu, Trung Cận Đông và cả trên biển Baltic nhưng chủ yếu là ở bán đảo Crimea với trận Sevastopol nổi tiếng. Chiến tranh Crimea gây chú ý bởi liên quân đã gạt bỏ khác biệt tôn giáo. Anh theo tin Lành, Pháp thời Napoleon III theo Công giáo La Mã và Thổ Nhĩ Kỳ theo đạo Hồi, để chống lại sự bành trướng của nước Nga theo Chính Thống giáo. Cuộc vây hãm Sevastopol Liên quân với đội hình vượt trội từng bước đẩy người Nga từ thế chủ động sang thế phải co cụm phòng thủ. Ngày 17.10.1854, quân Anh-Pháp đổ bộ lên bán đảo Crimea, nhằm mục tiêu bao vây thủ phủ Sevastopol là căn cứ chính của hạm đội Đế quốc Nga tại Biển Đen. Trên đường tới Sevastopol liên quân gặp một đạo quân Nga đang đóng trên các điểm cao tại Alma và mau chóng đánh tan đạo quân này. Chiến thắng ở Alma cho thấy Liên quân có ưu thế vượt trội về kỹ thuật. Trong nỗ lực giải vây cho Sevastopol, quân Nga mở cuộc tiến công lớn vào Liên quân tại Inkerman nhưng thất bại. Quân Nga chết và bị thương lên tới 12.000, gấp 4 lần phe liên quân. Trên biển, quân Nga phải huy động nhiều chiến thuyền, dùng pháo hải quân và cho thủy thủ chiến đấu như lính thủy đánh bộ. Hải quân Nga thiệt hại 4 chiến hạm lớn, 12 chiến hạm cỡ trung và nhiều chiến thuyền nhỏ. Ngược lại, hơn 1.000 đại bác của hải quân đồng minh Anh-Pháp bắn hơn 20 nghìn viên pháo vào đồn phòng thủ Sveaborg của Nga gần Helsinki. Nhưng chỉ huy trưởng Nga Viktor Poplonsky đem tàu chiến Rossiya chặn giữ cửa biển, không cho quân Anh-Pháp vào. Khi người Nga nhận ra mình không thể chiến thắng nếu đối đầu trực diện, họ chuyển hầu hết lính về thành phố và chuẩn bị vị trí phòng thủ. Trong thời gian đầu, người Nga phải chống chọi sự bắn phá vào ban ngày và lập tức xây dựng lại thành lũy trong đêm. Thời tiết mùa đông rất khắc nghiệt đã làm cho lính cả 2 phe đều gục ngã trước bệnh tật,
Thất bại trong cuộc chiến Crimea thế kỷ 19 khiến nước Nga thời Sa hoàng rơi vào suy thoái nghiêm trọng. Sau 11 tháng cố thủ ở Sevastopol, người Nga cuối cùng buộc phải rút khỏi đây và để liên quân tiến vào thành phố ngày 9.9.1855. Thất bại này buộc đế quốc Nga phải ký hòa ước Paris năm 1856. Theo đó, Nga và đế quốc Ottoman xác định lại ranh giới chủ quyền tranh chấp. Người Nga không được phép thành lập Hạm đội ở Biển Đen và gánh khoản nợ chiến phí khổng lồ. Cuộc chiến trên bán đảo Crimea chỉ diễn ra trong vòng 3 năm nhưng đã gây ra con số thương vong lớn. Trong số hơn 800.000 lính Nga tham gia chiến dịch, 522.000 người chết và bị thương, trong đó tổng số người chết lên tới hơn 400.000. Phía liên quân có tới 252.000 người thiệt mạng, trong đó 70.000 là chết trong chiến trận. Đế quốc Ottoman tổn thất lớn nhất, sau đó đến Pháp và Anh. Giới sử gia ngày nay coi Crimea là nơi diễn ra cuộc chiến tranh hiện đại đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Với những kỹ thuật tác chiến vượt trội, chiến tranh vùng Crimea thay đổi hoàn toàn cách thức chiến đấu của quân đội các nước. Cuộc chiến cũng đặt nền tảng để các cường quốc bị cuốn vào Thế chiến 1. _______________ Nước Nga bước ra khỏi thế chiến 1 với tư cách là bên thắng trận. Nhưng điều gì đã khiến Đế quốc Nga rơi vào khủng hoảng và sụp đổ. Bài dài kỳ tới sẽ hé lộ cách mà người Nga dấn thân vào Thế chiến 1. >> Xem thêm: Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ nói Tổng thống Trump vi phạm tuyên thệ nhậm chức |

Bình luận của bạn !
Tin cùng chuyên mục
- Ra lệnh cấm cửa công nghệ Mỹ ở nơi trọng yếu, Bắc Kinh quyết chấm dứt sự phụ thuộc kéo dài hàng thập kỷ(06.50am 10-12-2019)
- Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ nói Tổng thống Trump vi phạm tuyên thệ nhậm chức(06.35am 10-12-2019)
- Triều Tiên có thể thử động cơ tên lửa xuyên lục địa mới(06.35am 10-12-2019)
- Mỹ và Nhật Bản tập trận mô phỏng trên máy tính(06.35am 10-12-2019)
- 24h qua ảnh: Ngư dân đào lỗ trên băng để câu cá ở Trung Quốc(06.25am 10-12-2019)
- Sinh viên Trung Quốc vung tiền ở phương Tây(01.05am 10-12-2019)
- Thắc mắc kinh điển đêm khuya: Tại sao cậu nhỏ luôn... đen hơn phần còn lại trên cơ thể chúng ta?(00.15am 10-12-2019)
- Phát hiện ra boss nằm cuộn tròn trong máy giặt đang chạy, sen lập tức phá cửa kính giải cứu bất chấp đổ máu(00.05am 10-12-2019)
Tin mới về
- Phát hiện bạn trai phản bội nhờ thiết bị theo dõi sức khỏe
(2019-12-09 12:35:02)
- Thủ tướng tham quan xe tăng, tên lửa, khí tài hiện đại của Quân đội
(2019-12-09 12:30:03)
- Vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Obama tới Long An
(2019-12-09 12:25:03)
- Vợ chồng cựu Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam (2019-12-09 12:25:02)
- Iran muốn xây dựng mạng intranet riêng (2019-12-09 12:20:03)
- Hóa ra đây mới là cách ăn fastfood đúng mà lâu nay chúng ta đã không biết, nhưng nó tồn tại nhược điểm có thể khiến bạn giận tím người (2019-12-09 12:20:05)
- Ai dùng iPhone cũng sở da gà vì 2 nỗi ác mộng muôn thuở: Nghĩ thôi cũng thấy xót hộ cho cái ví (2019-12-09 12:20:06)
- 3 bước nhanh để giàu có hơn trong năm 2020 (2019-12-09 12:20:04)
- Xu thế dòng tiền: Sẽ có sóng hồi? (2019-12-09 12:15:03)
- Lá thư gửi ông già Noel cười ra nước mắt của sinh viên đại học: Chỉ ước qua môn, chẳng cần kẹo bánh! (2019-12-09 12:15:05)
- Cách thể hiện quyền lực không lời của TT Trump: Đến thứ ít ai để ý cũng phải to vượt trội hơn người khác (2019-12-09 12:15:06)
- Bức ảnh thẻ tuổi 20 gây sốt ngày hôm nay: Nhan sắc ngọc nữ Châu Huệ Mẫn U55 bất biến suốt 32 năm qua (2019-12-09 12:15:04)
- Từng nổi tiếng bao người săn đón nhưng đột ngột “lặn mất tăm”, đây là số phận 7 nam idol đình đám 1 thời khiến fan tiếc nuối nhất (2019-12-09 12:10:06)
- Mỹ, Trung Quốc đầu tư mạnh cho công nghệ nano (2019-12-09 12:10:04)
- Michelle Obama đến Long An (2019-12-09 12:10:07)
- Hơn 800 tỉ đồng giải cứu con đường tử thần Nguyễn Duy Trinh (2019-12-09 12:10:03)
- Hiếm nữ idol Kbiz nào như Hyuna, lên sóng công khai kể chuyện hồi mới yêu Dawn: Ai ngờ cuồng bạn trai đến mức này (2019-12-09 12:10:05)
- Tưởng nhớ rapper tài năng năm 2019 Juice Wrld ra đi tuổi 21: Qúa khứ tăm tối, thành công lên cao bỗng chợt tắt (2019-12-09 12:05:06)
- TST tourist giảm giá tour du xuân 2020 (2019-12-09 12:05:15)
- Nga khiến NATO “lạnh gáy” với cảnh báo về ác mộng tối tăm nhất (2019-12-09 12:05:10)
-
Trung Quốc chuẩn bị cho đợt cao điểm giao thông dịp Tết
-
Những di sản để đời của nhạc sĩ Hoàng Vân
-
Đẩy mạnh giao dịch qua mạng giảm áp lực tiền mặt
-
Nhạc sĩ hàng đầu Italy chơi cello bằng băng
-
Tràn lan bánh kẹo Tết “3 không” ở TP.HCM
-
Carnival độc đáo cho cún cưng ở Brazil
-
Ùn ứ xe chở nông sản ở Lạng Sơn, nhiều lái xe đối mặt với giá rét
-
Ú òa mùa 2 - Khán giả không nên bỏ lỡ!