Các phiến quân truy đuổi Trung Quốc ra khỏi Pakistan là ai?
Các phiến quân tộc người Baloch đang tăng cường tấn công mục tiêu là các lợi ích Trung Quốc và công dân Trung Quốc làm việc cho dự án Vành đai và Con đường...Hồi cuối tháng 12/2020 đã xảy ra vụ sát hại 7 binh sĩ bán vũ trang ở tỉnh Balochistan, tây nam Pakistan. Đây là vụ tấn công mới nhất mà trong đó các phiến quân nhắm vào các dự án và công dân Trung Quốc liên quan đến dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc- Pakistan (CPEC) trị giá nhiều tỷ USD. Mặc dù chưa có nhóm phiến quân nào nhận trách nhiệm ngay về vụ tấn công vào chốt kiểm soát của lính biên phòng ở khu vực Harnai, giới chức không loại trừ sự dính líu của các nhóm tiểu tộc Baloch (BSNG) đang chiến đấu chống lại quân đội Pakistan và giờ đây chống lại cả các lợi ích Trung Quốc ở tỉnh giàu khoáng sản này của Pakistan. Các vụ tàn sát này cho thấy nguy cơ ngày càng gia tăng đối với các khoản đầu tư hàng tỷ đô la của Trung Quốc ở cảng Gwadar và khu thương mại tự do gắn với nó, cả hai đều thuộc Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Phiến quân thay đổi phương thức, gia tăng tấn công các lợi ích của Trung Quốc Balochistan là tỉnh lớn nhất Pakistan xét về diện tích và người tộc Baloch ở đây ước tính chiếm tới 9% tổng dân số Pakistan. Cuộc nổi dậy của dân Baloch ở tỉnh này đã tồn tại trong nhiều thập kỷ. Trong các năm gần đây, cuộc nổi dậy có phần dịu đi. Nhưng các nỗ lực trấn áp của giới chức Pakistan nhằm bảo vệ lợi ích thương mại của Trung Quốc tại đây có vẻ như “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến bạo lực ở đây gia tăng và niềm tin của Trung Quốc vào CPEC bị lung lay. ![]() Đồ họa về Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Pakistan. Đồ họa: Twitter. Tariq Pervez - một cựu cảnh sát viên và điều phối viên của Cơ quan Chống khủng bố Quốc gia (NACTA) cho biết, các biện pháp bạo lực mạnh tay của chính quyền đã khiến các vụ tấn công của phiến quân giảm tới 74% trong 5 năm qua. Tuy nhiên hiện nay các nhóm phiến quân Baloch đã tập hợp lại và thích nghi với tình hình, thay đổi phương thức tấn công, chủ động nhắm tới các công dân và lợi ích của Trung Quốc. Trước đây, các nhóm BSNG dựa chủ yếu vào các thiết bị nổ tự chế để tấn công cơ sở hạ tầng bao gồm các đoạn đường ray và chiến thuật du kích nhằm gieo rắc nỗi khiếp đảm lên giới chức an ninh. Thời trước, các phiến quân Baloch không bao giờ sử dụng lối tấn công tự sát – chiến thuật hay được các phiến quân cực đoan tôn giáo áp dụng. Nhưng nay tình hình đã thay đổi khi các phiến quân này không chỉ gia tăng đánh bom tự sát mà còn mở các cuộc tấn công tinh vi hơn liên quan đến việc bắt cóc con tin. Thay đổi này được thể hiện qua các cuộc tấn công nhằm vào lãnh sự quán Trung Quốc ở Karachi vào năm 2018, khách sạn Pearl Continental Hotel Gwadar 2019 do Trung Quốc xây và có các công dân Trung Quốc hay đến lưu trú, và vụ tấn công vào sàn chứng khoán Karachi do người Trung Quốc quản lý vào năm 2020. Cách tiếp cận mới của phiến quân Baloch là gia tăng tấn công vào các lợi ích tài chính, thương mại, và công vụ của Trung Quốc. Quân đội Pakistan gần đây đã gia tăng các hoạt động tấn công lực lượng ly khai Baloch có nơi ẩn náu ở tận tỉnh Kandahar của Afghanistan, tiêu diệt một số phiến quân này ngay trên đất Afghanistan. Còn các thủ lĩnh Baloch đã ra các thông cáo báo chí lên án loạt sát hại mới nhất của quân đội Pakistan, họ hối thúc cộng đồng Quốc tế lưu ý về cái mà họ gọi là vụ “thảm sát Baloch”. Tinh thần chống Trung Quốc hằn sâu trong tư tưởng phiến quân Tâm lý bài Trung Quốc bắt đầu xâm nhập vào hệ tư tưởng của phiến quân Baloch kể từ năm 2018, khi các nhóm ly khai Baloch sáp nhập với nhau thành Phong trào Tự do Dân tộc Baloch (viết tắt là BRAS). Liên minh mới này đã giành được sự ủng hộ của các tổ chức phiến quân đóng ở tỉnh Sindh, tạo thêm sức mạnh cho các cuộc tấn công chính phủ và tấn công Trung Quốc. Về mặt ý thức hệ, BRAS ủng hộ một vùng Balochistan rộng lớn ly khai và độc lập bao gồm cả tỉnh Balochistan của Pakistan và các vùng tộc người Baloch ở Iran và Afghanistan. BRAS đang ngày càng chống đối vai trò của các thế lực bên ngoài bao gồm cả Trung Quốc. Các nhóm Baloch xem Trung Quốc như thế lực can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Balochistan. Các nhóm người Baloch tin rằng dự án CPEC do chính quyền Islamabad lãnh đạo và quân đội Pakistan quản lý cuối cùng đều nhằm bòn rút tài nguyên của Balochistan, bao gồm cả các mỏ quặng, mà không mang lại lợi ích cho người dân Baloch địa phương, vốn nằm trong các cộng đồng nghèo nhất ở Pakistan. Kể cả các lực lượng dân tộc Baloch nghiêng về phương án một Balochistan tự trị bên trong Pakistan cũng phản đối sự tham gia và đầu tư của Trung Quốc tại tỉnh này. Tình cảm chống Trung Quốc của họ bắt nguồn từ nỗi sợ như sau: Các khoản đầu tư liên quan đến CPEC cuối cùng sẽ làm thay đổi nhân khẩu của tỉnh Balochistan, biến dân số Baloch thành bộ phận thiểu số ở chính quê hương của họ. Các báo cáo cho thấy nhiều người Baloch sống gần Gwadar đã bán đất đai của mình với giá như vứt đi cho người ngoài, bao gồm cả người Trung Quốc và các nhóm tộc người khác của Pakistan – những người này đang cày sâu vào các khu vực thương mại tự do của hải cảng được Trung Quốc hậu thuẫn nhằm chớp lấy các cơ hội đầu tư đang nổi lên. Một nghiên cứu của Harrison Akins tại Trung tâm Chính sách Công của Đại học Tennessee (Mỹ) cho thấy khoảng 71.000 công dân Trung Quốc đến Pakistan trong năm 2016. Dựa trên các thỏa thuận CPEC, nghiên cứu này dự báo rằng khoảng một triệu người sẽ định cư ở Balochistan trong vài năm tới. Trích dẫn một nghiên cứu của Hiệp hội Các Phòng Thương mại và Công nghiệp Pakistan, báo cáo nói trên dự báo công dân Trung Quốc sẽ vượt xa số cư dân Baloch bản địa vào năm 2048 với đà nhập cư hiện nay. ![]() Phong trào ly khai Balochistan. Ảnh: AFP. Trung Quốc lạnh nhạt với dự án, có thể phải đưa quân tới Pakistan Vẫn báo cáo này cho biết: “Bất chấp hàng tỷ USD đầu tư, 71% tổng dân số Balochistan vẫn sống ở mức độ nghèo đa chiều, so với chỉ 31% ở Punjab và 43% ở Sindh”. Trong bối cảnh đó, dù quân đội Pakistan đã tổ chức lực lượng an ninh đông tới 15.000 người để bảo vệ 24/7 cho các cơ sở và công nhân Trung Quốc, phía Trung Quốc vẫn ngày càng lo ngại về mối đe dọa đối với họ ở tỉnh Balochistan. Khi tình hình an ninh xấu đi, có các đồn đoán cho rằng Bắc Kinh sẽ lạnh nhạt với dự án CPEC. Trước đây Trung Quốc cam kết tới 60 tỷ USD cho xây dựng cơ sở hạ tầng trong khuôn khổ CPEC, nhưng cho đến nay chưa đến một nửa số tiền này được rót vào dự án. Bắc Kinh có nhiều dấu hiệu rút khỏi các cam kết đối với một dự án nâng cấp đường sắt có tên là ML-1. Mặt khác, nếu tình hình xấu hơn nữa, Trung Quốc có thể đưa Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) tới đồn trú ở Pakistan để bảo vệ các lợi ích và cơ sở của họ tại đây, mặc dù động thái nếu được thực thi sẽ rất gây tranh cãi. Luật pháp sở tại không cho phép quân đội nước ngoài được triển khai trên đất Pakistan, nhưng nhà nước Pakistan có thể yêu cầu các nước bên ngoài gửi lực lượng “gìn giữ hòa bình” tới đây vì mục đích an ninh. Trong bối cảnh đó, một số người ở Pakistan nhận xét rằng lực lượng “gìn giữ hòa bình” Trung Quốc đã đóng quân ở Nam Sudan, nơi Bắc Kinh tham gia vào hoạt động liên quan đến các mỏ dầu và khu vực vận tải. Bắc Kinh gần đây cũng bóng gió về khả năng triển khai quân chống lại tổ chức Hồi giáo cực đoan IS ở Iraq, nơi Bắc Kinh đã đầu tư hàng tỷ USD vào ngành dầu mỏ của quốc gia Tây Á hoang tàn vì chiến tranh này. >> Xem thêm: Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1 Iran để ngỏ việc quay lại thỏa thuận hạt nhân trong khuôn khổ P5+1 Trump chơi ván bài cuối với Trung Quốc làm nóng Biển Đông trước thềm Biden nhậm chức |

Bình luận của bạn !
Tin cùng chuyên mục
- Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có hiệu lực vào ngày 22/1(21.40pm 19-01-2021)
- Iran để ngỏ việc quay lại thỏa thuận hạt nhân trong khuôn khổ P5+1(20.15pm 19-01-2021)
- Trump chơi ván bài cuối với Trung Quốc làm nóng Biển Đông trước thềm Biden nhậm chức(16.50pm 19-01-2021)
- Muốn có hòa bình phải chuẩn bị chiến tranh: Nga đã đúng về kẻ thù?(14.50pm 19-01-2021)
- Ông Trump điểm huyệt máy bay không người lái Trung Quốc(14.15pm 19-01-2021)
- Toan tính của ông Putin khi rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở(12.05pm 19-01-2021)
- Được nể phục bởi sức mạnh hồi sinh, Nga vẫn chỉ là kẻ yếu?(11.25am 19-01-2021)
- Robot chiến đấu Type-X - một xu hướng mới của kỹ thuật quân sự(10.40am 19-01-2021)
Tin mới về
- Vừa ngủ vừa livestream, nhiều streamer kiếm hàng nghìn USD dễ như một trò đùa
(2021-01-20 03:10:02)
- Bé khỉ Mỹ sinh ra đã bị mẹ bỏ rơi, được nhân viên vườn thú đặt tên tiếng Việt cực đáng yêu khiến trăm nghìn dân mạng lịm tim
(2021-01-20 02:35:03)
- Vaccine EpivacCorona ngừa Covid-19 của Nga đạt hiệu quả 100%
(2021-01-20 02:25:03)
- Nhật Bản: 134 ô tô lao vào nhau, 13 người thương vong (2021-01-20 02:25:04)
- Người Vũ Hán và những bát mỳ trộn nóng vượt qua đại dịch Covid-19 (2021-01-20 02:25:06)
- Elon Musk và những sự thật siêu bất ngờ về tỷ phú giàu có nhất thế giới (2021-01-20 01:40:02)
- Robot viết tay siêu tinh xảo này là cứu tinh của những người viết chữ xấu (2021-01-20 00:50:04)
- Góc tiên tri: Chỉ một bức hình biết ngay Moon Ga Young chắc cốp về bên bad boy True Beauty? (2021-01-20 00:50:03)
- Giả mạo TPBank nhắn tin quảng bá cá cược (2021-01-20 00:40:03)
- Biến căng đét giữa đêm: Bố Trịnh Sảng viết tâm thư mắng chửi Trương Hằng thậm tệ, ai ngờ bị tung thêm file ghi âm gây sốc (2021-01-20 00:40:02)
- Mẹ ơi, vì sao mẹ chồng cứ không thích con? (2021-01-20 00:25:03)
- Cascadeur ngã rách đầu, máu me đầy mặt ở hậu trường Lật Mặt: 48H, xem mà đau giùm luôn! (2021-01-20 00:25:02)
- WeChoice Awards 2020 tranh nhau từng phiếu vote: Căng nhất ở Hot YouTuber Của Năm, Hải Tú dẫn đầu Rising GenZ nhưng 30 chưa phải Tết? (2021-01-20 00:15:06)
- Rap Việt lấy lại vị trí dẫn đầu, fan Sao Nhập Ngũ lo lắng kêu gọi bình chọn tại WeChoice Awards 2020 (2021-01-20 00:15:05)
- Những chiếc fact thú vị nhưng không hề vui, có thể khiến bạn mất ngủ cả đêm (2021-01-20 00:15:07)
- Đập tan định kiến con nhà giàu, sống ảo, học dốt, hội nữ sinh đu trend khoe profile khủng, thu nhập hơn trăm triệu mỗi tháng (2021-01-20 00:15:11)
- Cô gái Hải Dương tiết lộ lý do vòng 1 vẫn siêu khủng dù từng phẫu thuật hút 6 lít mỡ để thu gọn ngực (2021-01-20 00:15:04)
- Câu chuyện về nữ triệu phú đầu tiên trong lịch sử: Từ con gái của một nô lệ làm nên sự nghiệp lớn, hiên ngang tiến vào ngôi đền kỷ lục thế giới (2021-01-20 00:15:08)
- 2 dấu hiệu bất thường ở mắt sẽ giúp bạn phán đoán nguy cơ ung thư từ giai đoạn đầu (2021-01-20 00:15:09)
- Soi hint hẹn hò của Lệ Quyên và Lâm Bảo Châu: Kè kè như hình với bóng từ đi du lịch đến dự sự kiện, còn rắc thính ngọt lịm trên MXH (2021-01-20 00:10:02)
-
Nói không với quảng cáo trên nền tảng không phép
-
Nga mạnh tay hơn với các nền tảng trực tuyến
-
YouTube và hàng loạt dịch vụ của Google gặp sự cố tại Việt Nam
-
BTS, BLACKPINK lọt top Những ca khúc xuất sắc nhất năm 2020
-
Nghị định 126 - Hàng rào kỹ thuật để quản lý thuế
-
Smartphone trang bị chip Snapdragon 888 sẽ ra mắt vào đầu năm 2021
-
Video hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế lọt top 10 video nổi bật nhất YouTube Việt Nam 2020
-
Tổng cục Thuế: Sắp truy thu thuế các YouTuber