Ðiểm mặt thói quen ăn uống không tốt cho sức khỏe
Một số thói quen ăn uống thông thường hàng ngày ở mọi lứa tuổi của người Việt không tốt cho sức khỏe. Thói quen ăn uống không đúng đã làm lây nhiễm vi khuẩn...Ăn cơm mớm - thói quen nguy hiểm Ăn mớm hay nhai mớm là cách ăn mà người ăn được người khác nhai hộ. Cách ăn này không phổ biến, nhưng vẫn xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lứa tuổi như: trẻ em, thanh niên, người cao tuổi. Đối với trẻ em là được bón cơm nhai, người già ăn trầu nhai (trầu giã), còn tuổi trẻ thì rất nhiều thứ giống như ăn nhai và ăn mớm... Trẻ ăn cơm mớm hoặc cơm nhai thường xảy ra với các gia đình mẹ đi làm, trẻ nhỏ ở nhà với ông bà, bà là người nhai cơm cho trẻ ăn. Hiện nay, nói đến cách ăn này có lẽ nhiều người cảm thấy lạ lùng và ngỡ ngàng, nhưng điều đó vẫn xảy ra ở một số vùng nông thôn, vùng núi. Ăn cơm mớm (cơm nhai) là người lớn lấy một thìa cơm cho vào miệng nhai, khi cơm đã được nghiền nát thì lấy thêm thức ăn và nhai tiếp cho thức ăn nghiền nát cùng với cơm rồi bón cho trẻ ăn. Cơm nhai khô hay ướt hoàn toàn phụ thuộc vào kỹ thuật người nhai. Người lớn nhai cơm cho trẻ, vì trẻ chưa có răng, chưa đến nhóm tuổi ăn cơm. Khi trẻ ăn cơm mớm, thức ăn dễ tiêu hóa hơn, vì nó đã được nghiền nát và miếng cơm nhai có cả nước bọt của người nhai. Ngoài việc bón cơm nhai, một số người còn mớm uống nước và Nước hoa quả cho trẻ. Thói quen cho trẻ ăn cơm mớm không đảm bảo vệ sinh, không tốt cho sức khỏe của trẻ. Khi trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai vô hình trung đã bị lây nhiễm một số bệnh truyền nhiễm của người nhai cơm qua con đường ăn uống, đường hô hấp. ![]() Thói quen dùng chung đũa, bát dễ gây nhiễm vi khuẩn. Nhai hộ trầu cau Với Người cao tuổi nghiện ăn trầu cau, nhưng răng đã yếu và rụng, không thể nhai được. Một số người trẻ hơn có răng tốt, chắc và khỏe đã nhai hộ cho đến khi trầu cau dập nát thì đưa cho người cao tuổi nhai tiếp. Thói quen này cũng thường xảy ra ở những vùng nông thôn và không có lợi cho sức khỏe. Thói quen này có thể làm lây truyền một số bệnh qua đường miệng. Người muốn ăn trầu cau mà răng yếu, nên có cối giã trầu riêng của mình, nếu vì tay yếu không thể nghiền trầu cau được thì có thể nhờ người khác giã hộ. Khi giã trầu cau dập nát phù hợp với răng của người ăn trầu thì có lấy ra từ cối để ăn. Mỗi lần giã trầu xong phải rửa sạch cối để đảm bảo vệ sinh. Người ăn trầu như vậy mới đảm bảo cho sức khỏe của mình. Thói quen dùng chung đũa, bát Người Việt khi ăn uống thông thường có thói quen chấm chung một bát nước mắm/bát muối, dùng đũa của mình tiếp thức ăn cho người khác để tỏ sự tôn trọng với người lớn và sự hiếu khách. Một số người còn dùng đũa đang ăn của mình “khua khoắng” hết miếng này đến miếng khác trên đĩa thức ăn, bát canh trước khi gắp được một miếng ưng ý. Thói quen ăn uống này tưởng như thân tình nhưng nó là con đường để đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhanh nhất. Để hạn chế lây nhiễm vi khuẩn từ người mang mầm bệnh sang người khỏe mạnh cần có thói quen đảm bảo vệ sinh cá nhân trong ăn uống như: Không dùng chung nước chấm, nếu tiếp thức ăn cho người khác nên dùng đôi đũa mới (đũa chỉ dùng để tiếp thức ăn), món ăn bắt buộc phải dùng chung, nên để vào đó một chiếc thìa (muỗng) sạch dùng chung. Khi dùng đũa cá nhân tránh để đũa chạm vào những phần thức ăn còn lại, gắp nhanh, dứt khoát, không khua khoắng đảo lộn thức ăn. Một số bệnh điển hình có thể lây truyền qua thói quen ăn uống Bệnh lỵ amip Bệnh lỵ lây truyền trực tiếp hoặc gián tiếp qua đường tiêu hoá. Bệnh lây trực tiếp từ người bệnh sang người lành khi họ tiếp xúc với nhau. Những người mang mầm lỵ amip ở kẽ móng tay. Khi cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai người nhai cơm hay dùng tay để bón cho trẻ. Viêm gan lây truyền chủ yếu qua phân, miệng, dịch tá tràng... Khi nhai cơm nước bọt, dịch tá tràng của người bị viêm gan có thể truyền bệnh cho trẻ qua con đường ăn uống. Bệnh màng não cầu Đây là một loại song cầu khuẩn khư trú ở mũi, họng. Bệnh lây theo đường hô hấp khi hít phải bụi, nước bọt, đờm dãi chứa màng não cầu được thải ra từ mũi họng người bệnh và người mang mầm bệnh. Vi khuẩn HP dạ dày lây qua đường miệng - miệng được coi là nguyên nhân lây nhiễm HP phổ biến nhất. Do thói quen ăn uống chấm chung bát nước mắm, chung canh, chung thức ăn và “ gắp thức ăn cho nhau” cũng làm lây nhiễm vi khuẩn HP. Vì vậy không nên cho trẻ ăn cơm mớm, cơm nhai mà cho trẻ ăn các thức ăn chế biến phù hợp với từng nhóm tuổi, lứa tuổi sao cho dễ tiêu hoá và hấp thu. Lứa tuổi thanh niên thỉnh thoảng, thậm chí cũng xảy ra hiện tượng giống như ăn nhai, ăn mớm. Hành động đó, thường xảy ra với những đôi thanh niên (nam, nữ) đang có tình cảm thân thiết với nhau, đang khẳng định họ có thể chung sống và sống chết cùng nhau. Việc làm đó cũng không tốt cho sức khỏe. ( Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng Viện Dinh dưỡng) >> Xem thêm: 6 dấu hiệu cảnh báo gan đang kêu cứu 3 thời điểm dễ tăng cân nhất trong ngày, nếu tránh được thì chẳng lo bị thừa cân, béo phì |

Bình luận của bạn !
Tin cùng chuyên mục
- 6 dấu hiệu cảnh báo gan đang kêu cứu(05.15am 21-04-2021)
- 3 thời điểm dễ tăng cân nhất trong ngày, nếu tránh được thì chẳng lo bị thừa cân, béo phì(21.35pm 20-04-2021)
- Nữ giới muốn có nội tiết tố ổn định thì nên duy trì 5 thói quen, làm được trên 3 điều cũng đã rất đáng mừng(20.15pm 20-04-2021)
- 4 lầm tưởng phổ biến khi chọn nhảy dây để cải thiện vóc dáng, làm sai có thể khiến chân to như cột đình(18.55pm 20-04-2021)
- Người gan kém thường có 4 biểu hiện bất thường ở quanh miệng, nếu bạn không có thì xin chúc mừng(16.40pm 20-04-2021)
- Cô bé 12 tuổi bị suy thận vì nghiện nước ngọt có ga, uống thay nước lọc trong thời gian dài(14.25pm 20-04-2021)
- Bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp, nguy cơ đột tử cao được cứu sống(12.45pm 20-04-2021)
- 5 loại thực phẩm tưởng không béo mà béo không tưởng, muốn giảm cân phải tránh xa(10.50am 20-04-2021)
Tin mới về
- Cựu Tổng thống Trump “rất nghiêm túc” về việc tái tranh cử
(2021-04-21 08:05:02)
- Khởi nghiệp với hoa hồng
(2021-04-21 08:00:04)
- Những lưu ý khi chọn nguyện vọng vào lớp 10
(2021-04-21 07:55:03)
- Covid-19 diễn biến xấu trên toàn cầu (2021-04-21 07:50:02)
- Xinh đẹp là thế, Triệu Lộ Tư hoá ra bị 1 cái tật mãi giờ mới sửa được, nhờ vậy visual lấn át cả Địch Lệ Nhiệt Ba (2021-04-21 07:40:06)
- Cuộc đua tiêm chủng không cân sức (2021-04-21 07:40:04)
- Hành động nào của con gái khiến bạn cảm thấy đó là người được nuôi dạy rất tốt? (2021-04-21 07:25:04)
- Đại sứ Mỹ tại Moscow sắp về nước để tham vấn (2021-04-21 07:25:03)
- Phát hiện mới về quy mô cố đô Hoa Lư (2021-04-21 07:20:04)
- Một lần chơi lớn, xóa hết makeup dàn mỹ nữ Hollywood để xem nhan sắc mặt mộc ấn tượng nhất thuộc về ai? (2021-04-21 07:20:07)
- Hàng ngàn người hào hứng xem bắn pháo hoa ở tỉnh Ninh Bình (2021-04-21 07:20:03)
- BTS đánh úp tung bộ hình ngầu xỉu trước thềm comeback, fan lại chuẩn bị cháy túi rồi đây! (2021-04-21 07:20:05)
- Apple iMac M1 ra mắt với thiết kế mỏng hơn, màu sắc tươi sáng (2021-04-21 07:15:03)
- Về hưu sau thời gian làm thiết kế tại Đài truyền hình Việt Nam, người họa sĩ già hô biến tre thành món quà tặng trẻ thơ (2021-04-21 07:10:04)
- Quốc Trường từng crush đơn phương 1 mỹ nhân Vbiz, dắt 1 sao nữ khác về quê nhưng tất cả chỉ là bình phong cho Minh Hằng? (2021-04-21 07:10:05)
- Apple chính thức ra mắt thiết bị theo dõi AirTag (2021-04-21 07:10:03)
-
YouTube thử nghiệm tính năng chia sẻ video ngắn cạnh tranh với TikTok
-
Cảnh báo ứng dụng thu thập trái phép dữ liệu về trẻ em
-
CEO Mark Zuckerberg nhận 1 USD/năm, Facebook trả lương nhân viên thế nào?
-
YouTube xóa sổ hơn 11 triệu video vi phạm nhờ công cụ kiểm duyệt tự động
-
Vừa ra mắt, MV mới của BTS phá đậm kỉ lục của BLACKPINK
-
Ngôi sao YouTube nhí làm video về phòng chống COVID-19
-
DXDay Vietnam - Ngày Chuyển đổi số Việt Nam 2020 sẽ diễn ra ngày 11 - 12/8
-
Châu Âu buộc các trang mạng tích hợp video tuân thủ quy định dành cho truyền hình